Tử tù, người phạm tội bị tuyên án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án có được lưu giữ tinh trùng, mô phôi tinh hoàn? Đây là câu hỏi được không ít người quan tâm sau sự kiện chị Hoàng Thị Kim Dung (Hoàng Mai, Hà Nội) sinh đôi từ tinh trùng của người chồng đã mất vì tai nạn.
Trên thực tế, vẫn có các tử tù đã lập gia đình nhưng chưa có con. Sau sự kiện được gọi là “kỳ tích” của ngành y khoa Việt Nam trong trường hợp sinh đôi từ tinh trùng người chồng quá cố của chị Hoàng Thị Kim Dung, dư luận đã đặt câu hỏi, liệu trong trường hợp các tử tù nêu trên có được lưu giữ tinh trùng, mô phôi tinh hoàn để sau đó cho người vợ sinh con?
Trả lời câu hỏi này, Luật sư Phạm Ngọc Minh, công ty TNHH Luật YouMe, Đoàn LS Hà Nội cho rằng: “Pháp luật không có quy định cấm tử tù gửi tinh trùng, mô phôi tinh hoàn. Cũng có thể có trường hợp người phạm tội đã gửi trước khi phạm tội và chịu tội. Tuy nhiên, việc gửi tinh trùng, cho nhận tinh trùng phải đảm bảo các điều kiện và theo thủ tục nghiêm ngặt mà tử tù khó đáp ứng được”.
LS Minh cho biết thêm: Theo Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/2/2003 quy định về sinh con theo phương pháp khoa học thì việc thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chỉ thực hiện với các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hoặc là người có nguyện vọng lưu giữ cá nhân có thể thực hiện việc gửi tinh trùng, với điều kiện người gửi tinh trùng phải trả chi phí lưu giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người gửi tinh trùng bị chết, cơ sở lưu giữ tinh trùng phải hủy số tinh trùng của người đó. Việc cho tinh trùng, nhận tinh trùng phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện và bí mật (người nhận không được tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho). Pháp luật nghiêm cấm việc mang thai hộ.
Mọi sinh hoạt của người bị kết án tử hình đều được thực hiện trong buồng giam. Trường hợp người bị kết án tử hình tuyệt thực, trại tạm giam phải lập biên bản, làm rõ nguyên nhân, lý do tuyệt thực và thông báo cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi trại tạm giam đóng để phối hợp giải quyết.
Cũng theo LS Minh, vì một lý do nào (có thể là bất hợp pháp) đó mà người nhà tử tù có được tinh trùng hoặc mô phôi tinh hoàn của tử tù sau đó đem bảo quản rồi tiến hành thụ tinh nhân tạo cho vợ tử tù thì cũng rất khó để xử lý tình huống này. Mặt khác, với những tử tù mà người nhà được nhận thi thể về an táng và sau đó tiến hành các thủ tục lấy tinh hoàn tương tự trường hợp của chị Dung thì họ hoàn toàn có thể có con nếu người vợ thụ tinh thành công.
Trả lời câu hỏi này, Luật sư Phạm Ngọc Minh, công ty TNHH Luật YouMe, Đoàn LS Hà Nội cho rằng: “Pháp luật không có quy định cấm tử tù gửi tinh trùng, mô phôi tinh hoàn. Cũng có thể có trường hợp người phạm tội đã gửi trước khi phạm tội và chịu tội. Tuy nhiên, việc gửi tinh trùng, cho nhận tinh trùng phải đảm bảo các điều kiện và theo thủ tục nghiêm ngặt mà tử tù khó đáp ứng được”.
LS Minh cho biết thêm: Theo Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/2/2003 quy định về sinh con theo phương pháp khoa học thì việc thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chỉ thực hiện với các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hoặc là người có nguyện vọng lưu giữ cá nhân có thể thực hiện việc gửi tinh trùng, với điều kiện người gửi tinh trùng phải trả chi phí lưu giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người gửi tinh trùng bị chết, cơ sở lưu giữ tinh trùng phải hủy số tinh trùng của người đó. Việc cho tinh trùng, nhận tinh trùng phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện và bí mật (người nhận không được tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho). Pháp luật nghiêm cấm việc mang thai hộ.
Không có quy định cấm tử tù lưu giữ tinh trùng, mô phôi tinh hoàn nhưng khó để thực hiện. (Ảnh minh họa)
Cùng đó, pháp luật hiện hành về quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình tại Thông tư số 39/2012/TT-BCA của Bộ Công an ngày 04/07/2012, quy định rất nghiêm ngặt: “Khu vực, buồng giam người bị kết án tử hình phải bảo đảm yêu cầu quản lý, giam giữ nghiêm ngặt, chặt chẽ 24/24 giờ trong ngày. Trường hợp người bị kết án tử hình có biểu hiện tự sát, chống phá, trốn khỏi nơi giam hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì có thể bị cùm một chân cả ngày, đêm (24/24 giờ); mỗi tuần được đổi chân cùm ít nhất một lần; mỗi ngày được mở cùm chân một lần, mỗi lần không quá mười lăm phút để người bị kết án tử hình làm vệ sinh cá nhân; trước khi mở cùm chân phải được sự đồng ý của Giám thị trại tạm giam; khi cán bộ quản giáo mở cùm chân phải có cán bộ hoặc chiến sĩ vũ trang bảo vệ giám sát chặt chẽ.Mọi sinh hoạt của người bị kết án tử hình đều được thực hiện trong buồng giam. Trường hợp người bị kết án tử hình tuyệt thực, trại tạm giam phải lập biên bản, làm rõ nguyên nhân, lý do tuyệt thực và thông báo cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi trại tạm giam đóng để phối hợp giải quyết.
Cũng theo LS Minh, vì một lý do nào (có thể là bất hợp pháp) đó mà người nhà tử tù có được tinh trùng hoặc mô phôi tinh hoàn của tử tù sau đó đem bảo quản rồi tiến hành thụ tinh nhân tạo cho vợ tử tù thì cũng rất khó để xử lý tình huống này. Mặt khác, với những tử tù mà người nhà được nhận thi thể về an táng và sau đó tiến hành các thủ tục lấy tinh hoàn tương tự trường hợp của chị Dung thì họ hoàn toàn có thể có con nếu người vợ thụ tinh thành công.
Theo Minh Anh (Gia đình & Xã hội)
Chủ liên quan
Bình luậnViết cảm nhận