Tuyến đường ném xác nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường theo lời khai mới của bảo vệ Đào Quang Khánh khác với lời khai ban đầu của hắn và Tường tại cơ quan điều tra.
Khi mới bị bắt, tại cơ quan điều tra, Nguyễn Mạnh Tường khai, hắn cùng bảo vệ Đào Quang Khánh đưa thi thể nạn nhân lòng vòng từ đường Giải Phóng, qua đường Bưởi, đến đường Thạch Bàn (Q.Long Biên) rồi mới đến cầu Thanh Trì.
Đường phi tang theo lời khai Khánh và Tường (A là điểm đường Giải Phóng, B là cầu Thanh Trì)
Tuy nhiên, theo tin trên báo Vietnamnet, luật sư Nguyễn Anh Thơ, biện hộ của Đào Quang Khánh cho hay : “Sau khi thi thể chị Huyền được đưa lên ô tô, bác sĩ Tường là người cầm lái và đi thẳng một mạch tới Bệnh viện Bưu điện thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tại đây, Khánh và bác sĩ Tường đã toan đưa thi thể chị Huyền vào phòng cấp cứu, nhưng khi thấy có đông người, sợ bị phát hiện việc chị Huyền tử vong nên họ lại quay ra”.
Vẫn theo Luật sư Thơm, sở dĩ ban đầu Khánh khai như vậy vì Khánh vì Khánh nghĩ sẽ được nhẹ tội hơn. Bởi theo tính toán bác sĩ Tường và Khánh định đem thi thể chị Huyền tới bệnh viện để cấp cứu và lợi dụng cơ hội sẽ lẩn mất, để lại cái xác vô thừa nhận.
Tang lễ chị Huyền tổ chức tại nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn.
Sau khi không thực hiện được ý đồ mang bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu, Khánh cùng bác sĩ Tường đã bàn bạc đem xác chị Huyền ném xuống sông Hồng. khánh và Tường từ bệnh viện Bưu điện đi thẳng tới cầu Vĩnh Tuy.
Nhưng trên cầu quá đông người, Khánh đi xe của nạn nhân đến đường Cổ Linh rồi bỏ lại, sau đó lên ô tô cùng Nguyễn Mạnh Tường đến cầu Thanh Trì phi tang.
Chiều ngày 2/12, nhận lời mời của cơ quan công an, một số nhà khoa học đã chính thức tham gia giúp đỡ việc tìm kiếm thi thể chị Huyền. Giáo sư Vũ Văn Bằng thuộc Liên hiệp Hội KHKT VN sử dụng máy đo bức xạ từ để xác định vị trí nạn nhân.
Tuy nhiên, GS Phan Văn Quýnh, nguyên giảng viên cao cấp khoa Địa chất Dầu khí của trường Đại học Quốc gia Hà Nội không tin rằng máy bức xạ từ có thể tìm thấy thi thể chị Huyền.Ngày 4/12, GS Quýnh cho biết: “Hôm qua, tôi có đọc tin tức biết rằng các nhà khoa học định tìm kiếm thi thể bằng phương pháp xét nghiệm mẫu nước và máy địa bức xạ từ thứ cấp. Tuy nhiên, phương pháp này hoàn toàn vô ích”.
Theo diễn giải của ông Quýnh, việc xét nghiệm mẫu nước không có hiệu quả gì vì cả khu vực sông rộng lớn như vậy, nước trôi chảy liên tục, không thể dùng một mẫu nước để biết rằng ở đó có thi thể hoặc từng có thi thể. Đó là chưa kể đến việc không thể xác định được đó có phải thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền hay không.
Về chiếc máy địa bức xạ từ của GS Vũ Văn Bằng, ông Quýnh cho rằng không thể tìm được thi thể vì việc xác định bằng sóng điện từ thì xương người hay xương động vật đều phát ra tín hiệu giống hệt nhau. “Trong trường hợp tìm kiếm này, kể cả có dùng máy rada phát tần sóng cực mạnh cũng chỉ phát hiện những vật phát ra phổ phản xạ chứ không thể dùng máy này mà tìm thấy được thi thể người chết”, ông Quýnh phân tích.
Trong ngày 3/12, các nhà khoa học cùng đội thợ lặn đã tiến hành tìm kiếm tại cả 5 vị trí nghi vấn từ cầu Thanh Trì xuống đến bến Phà Văn Đức (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) tìm kiếm nhưng chưa có kết quả.
Anh Cường, một thợ lặn có hơn 20 năm trong nghề, kết thúc lần nhảy cuối cùng anh vừa yêu cầu cho thuyền vào bờ, vừa chia sẻ với các PV:“Làm nghề sông nước lâu năm, theo phán đoán của tôi, xác chị Huyền không thể nằm ở đây, và vào mùa này xác cũng không thể bị cát vùi lấp.”
Hôm nay 5/12, gia đình làm lễ truy điệu cho chị Lê Thị Thanh Huyền tại nhà tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn.
Lời khai nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh (sn 1996) tối 22/10, tại cơ quan công an - Em với ông Tường đưa nạn nhân lên ô tô như thế nào? Em với cả anh Tường khiêng ạ! - Khiêng ra ô tô xong đi theo hướng nào? Đi theo hướng đường Bưởi, xong rồi lên cầu Vĩnh Tuy, rồi đi sang địa phận Thạch Bàn và đi ra cầu Thanh Trì. - Xong vứt xác nạn nhân thế nào? Vứt ở giữa cầu Thanh Trì ạ. - Em không nghĩ em sẽ bị phát hiện à? Em cũng không biết được. Ông ấy bảo tăng lương thì em cứ đi làm thôi. -Em có thể kể lại việc vứt xác nạn nhân? Em cùng ông Tường đi về phía viện E để lấy xe máy và ô tô, sau đó đỗ ở trước cửa ngõ 92 Trần Cung để lấy 4 túi bóng rồi quay về 45 Giải Phóng để lấy xác bê lên xe. Tiếp đó tới cuối cầu Vĩnh Tuy, khu vực Thạch Bàn để vứt cái xe máy rồi tiếp tục đi lên cầu Thanh Trì. Em đứng ở bên tường. - Ông giám đốc nói thế nào để em đi vứt xác cùng? Thì mới đầu, từ 45 Giải Phóng, ông ấy bảo đi cấp cứu. Em tưởng tai nạn thì đưa đi cấp cứu thôi. Đi đến Thạch Bàn vứt cái xe máy rồi đi đến cầu Thanh Trì thì em mới biết là chị ấy chết rồi. Vietnamnet |
Thảo Nguyên
Chủ liên quan
Bình luậnViết cảm nhận