Một mái ấm gia đình trọn vẹn bỗng dưng vỡ nát vì cú đánh vô cớ của người cháu với ông chú họ. Chua xót hơn, tình thâm cũng từ đây mà rạn nứt bởi sự cư xử thiếu tình nghĩa của một số người liên quan.
Cháu họ ngồi ghế bị cáo. Người thím đại diện chồng ngồi ghế bị hại. Bị tòa sơ thẩm xử 16 năm tù giam, cháu kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và giảm mức bồi thường. Thím cũng kháng cáo đòi tăng hình phạt đối với người cháu, tăng mức bồi thường nhưng sau đó rút kháng cáo phần dân sự. Trong phiên xử ở Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM, cháu và thím không hề nhìn mặt nhau, hậm hực với nỗi oán thán riêng.
Người cháu tội đồ
Khi vị chủ tọa đọc xong bản án phúc thẩm, bà Nguyễn Hồng Oanh (SN 1968) luống cuống rời phòng xử án. Đến giữa sân tòa, không gắng gượng được nữa, bà ngồi thụp xuống, ôm những tấm ảnh của chồng vào lòng, rưng rức khóc. Những tấm ảnh nhòe nhoẹt nước mắt. Người đàn ông trong ảnh nở nụ cười vô hồn với một bên đầu trống rỗng, không có xương sọ cùng những mũi khâu kéo dài từ mắt đến gáy.
Người đàn ông đó là Trần Trung Chánh (SN 1969), bị hội chứng suy nhược trung bình, dập não, mang tỉ lệ thương tật 45%, có dấu hiệu bệnh lý tâm thần (hội chứng suy nhược sau chấn thương sọ não) sau khi bị cháu họ là Nguyễn Trọng Khương (SN 1988, ngụ tỉnh Vĩnh Long) bất ngờ dùng một đoạn gỗ đánh mạnh từ phía sau.
Đến nhà mình, bà Oanh dừng xe nhưng Khương không chịu xuống. Khương vừa đe dọa thím, vừa chồm người về phía trước, dùng tay choàng qua cổ bà Oanh khiến cả hai té ngã. Lúc này, ông Chánh từ trong nhà ra đỡ xe và vợ đứng dậy.
Bi kịch sẽ không xảy ra nếu Khương không về nhà và nói dối với gia đình là bị chú đánh 2 cái vào đầu. Không những vậy, khi cùng người nhà quay lại trại mộc của chú, Khương đã vô cớ đánh ông Chánh trong lúc mọi người đang trò chuyện.
Nỗi đau chất chồng
Dẫu không khá giả nhưng gia đình bà Oanh trước nay vẫn luôn hạnh phúc. Thế nhưng, từ ngày vụ án xảy ra, những nụ cười đã tắt lịm nơi mái ấm nhỏ ấy.
Chồng nhập viện, bà Oanh vay mượn họ hàng được 100 triệu đồng nhưng số tiền này cũng nhanh chóng hết sau nửa tháng ông Chánh điều trị. Không còn cách nào khác, bà nhiều lần sang nhà cha của Khương, anh họ ông Chánh, để mượn tạm tiền chữa bệnh cho chồng. Vậy mà, không những không giúp đỡ người em, gia đình Khương còn buông lời đay nghiến và đuổi em dâu đang quỳ gối ra khỏi nhà.
Sự cố gắng của bà cuối cùng vẫn không thể tạo nên phép mầu khi ông Chánh xuất viện trong trạng thái ngơ ngác. Người đàn ông trụ cột của gia đình ngày nào giờ chỉ biết đếm ngón tay hoặc ngồi lẩm bẩm một mình như đứa trẻ và thỉnh thoảng lại lên cơn co giật.
Lao động chính không còn, bà Oanh gửi chồng cho người thân nhờ chăm sóc để đi giúp việc nhà. Nghẹn ngào, bà tâm sự với chúng tôi trong nước mắt: “Đứa con gái đầu của tui vừa lên cấp 3 cũng phải nghỉ học để đi ở đợ cho người ta. Đứa út mới học lớp 4, không ai nhận thì đi bán vé số. Ba mẹ con quần quật ngày đêm cũng không đủ đóng tiền lãi nên mỗi tháng, tui lại dắt chồng con đi trốn mỗi khi chủ nợ đến nhà chửi mắng...”.
Đưa bàn tay gầy guộc trơ gân xanh lau nước mắt, bà Oanh dằn cơn xúc động hồi lâu rồi xót xa: “Bị tâm thần vậy đó, nhưng mỗi khi nhà không có tiền mua thức ăn, tui trộn đường với cơm đút cho chồng ăn là anh ấy lại ứa nước mắt…”.
Người cháu tội đồ
Khi vị chủ tọa đọc xong bản án phúc thẩm, bà Nguyễn Hồng Oanh (SN 1968) luống cuống rời phòng xử án. Đến giữa sân tòa, không gắng gượng được nữa, bà ngồi thụp xuống, ôm những tấm ảnh của chồng vào lòng, rưng rức khóc. Những tấm ảnh nhòe nhoẹt nước mắt. Người đàn ông trong ảnh nở nụ cười vô hồn với một bên đầu trống rỗng, không có xương sọ cùng những mũi khâu kéo dài từ mắt đến gáy.
Người đàn ông đó là Trần Trung Chánh (SN 1969), bị hội chứng suy nhược trung bình, dập não, mang tỉ lệ thương tật 45%, có dấu hiệu bệnh lý tâm thần (hội chứng suy nhược sau chấn thương sọ não) sau khi bị cháu họ là Nguyễn Trọng Khương (SN 1988, ngụ tỉnh Vĩnh Long) bất ngờ dùng một đoạn gỗ đánh mạnh từ phía sau.
Nguyễn Trọng Khương (trái) tại phiên xử phúc thẩm
Khương vừa tốt nghiệp Trường Trung cấp Quân y II, TP HCM. Trong thời gian chờ kết quả xin việc tại một bệnh viện, Khương thường xuyên rủ bạn bè nhậu nhẹt. Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 15-7. Tầm 15 giờ, Khương chặn xe người thím xin đi nhờ và có những hành vi khiếm nhã trên đường.Đến nhà mình, bà Oanh dừng xe nhưng Khương không chịu xuống. Khương vừa đe dọa thím, vừa chồm người về phía trước, dùng tay choàng qua cổ bà Oanh khiến cả hai té ngã. Lúc này, ông Chánh từ trong nhà ra đỡ xe và vợ đứng dậy.
Bi kịch sẽ không xảy ra nếu Khương không về nhà và nói dối với gia đình là bị chú đánh 2 cái vào đầu. Không những vậy, khi cùng người nhà quay lại trại mộc của chú, Khương đã vô cớ đánh ông Chánh trong lúc mọi người đang trò chuyện.
Nỗi đau chất chồng
Dẫu không khá giả nhưng gia đình bà Oanh trước nay vẫn luôn hạnh phúc. Thế nhưng, từ ngày vụ án xảy ra, những nụ cười đã tắt lịm nơi mái ấm nhỏ ấy.
Chồng nhập viện, bà Oanh vay mượn họ hàng được 100 triệu đồng nhưng số tiền này cũng nhanh chóng hết sau nửa tháng ông Chánh điều trị. Không còn cách nào khác, bà nhiều lần sang nhà cha của Khương, anh họ ông Chánh, để mượn tạm tiền chữa bệnh cho chồng. Vậy mà, không những không giúp đỡ người em, gia đình Khương còn buông lời đay nghiến và đuổi em dâu đang quỳ gối ra khỏi nhà.
Ông Trần Trung Chánh, trong những ngày điều trị tại bệnh viện
Sốt ruột vì chồng phải phẫu thuật gấp, bà Oanh đã tìm đến những người cho vay nặng lãi. Dù căn nhà lá tồi tàn cùng mảnh đất chưa đầy 30 m2 không đủ để làm tin nhưng mủi lòng trước hoàn cảnh của người phụ nữ tội nghiệp, chủ nợ đã cho bà Oanh vay 170 triệu đồng.Sự cố gắng của bà cuối cùng vẫn không thể tạo nên phép mầu khi ông Chánh xuất viện trong trạng thái ngơ ngác. Người đàn ông trụ cột của gia đình ngày nào giờ chỉ biết đếm ngón tay hoặc ngồi lẩm bẩm một mình như đứa trẻ và thỉnh thoảng lại lên cơn co giật.
Lao động chính không còn, bà Oanh gửi chồng cho người thân nhờ chăm sóc để đi giúp việc nhà. Nghẹn ngào, bà tâm sự với chúng tôi trong nước mắt: “Đứa con gái đầu của tui vừa lên cấp 3 cũng phải nghỉ học để đi ở đợ cho người ta. Đứa út mới học lớp 4, không ai nhận thì đi bán vé số. Ba mẹ con quần quật ngày đêm cũng không đủ đóng tiền lãi nên mỗi tháng, tui lại dắt chồng con đi trốn mỗi khi chủ nợ đến nhà chửi mắng...”.
Đưa bàn tay gầy guộc trơ gân xanh lau nước mắt, bà Oanh dằn cơn xúc động hồi lâu rồi xót xa: “Bị tâm thần vậy đó, nhưng mỗi khi nhà không có tiền mua thức ăn, tui trộn đường với cơm đút cho chồng ăn là anh ấy lại ứa nước mắt…”.
Tăng án HĐXX nhận định hành vi phạm tội của Khương là đặc biệt nghiêm trọng, ông Chánh không chết là ngoài ý muốn của bị cáo, mức án 16 năm tù mà cấp sơ thẩm tuyên phạt là chưa tương xứng. Do đó, HĐXX đã bác kháng cáo của Khương, chấp nhận một phần kháng cáo của đại diện người bị hại, tuyên phạt bị cáo này 18 năm tù về tội “Giết người”. HĐXX còn buộc Khương tiếp tục bồi thường cho ông Chánh 228,5 triệu đồng và 4,5 triệu đồng mỗi tháng tiền mất thu nhập cho đến khi bị hại bình phục. |
Theo Kha Miên (Người lao động)
Chủ liên quan
Bình luậnViết cảm nhận