Ông Nguyễn Văn Cang và Nguyễn Văn Tuất (quê huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) vốn là hai người bạn tâm giao, là đồng chí, đồng đội kề vai sát cánh trong nhiều trận chiến. Nhưng chỉ vì tham 6 tờ vé số trúng độc đắc của người bạn già, ông Tuất đã trở mặt cướp trắng, bỏ qua tình nghĩa, bỏ qua những lời khuyên bảo van xin của con cháu.
Đến khi ông Cang buộc phải nhờ pháp luật can thiệp, ông Tuất phải trả giá bằng 8 năm tù vì tội “chiếm đoạt tài sản”. Những ngày cuối đời, người đàn ông này đã phải sống trong nỗi dằn vặt, ân hận rồi chết vì bệnh nặng.
Vào tù vì trót “tham vàng bỏ ngãi”
8 năm trước, khi đứng trước số tiền khổng lồ 300 triệu đồng, giấc mộng đổi đời đã khiến ông Nguyễn Văn Tuất (SN 1946) dễ dàng vứt bỏ cả mối thâm tình kéo dài suốt mấy chục năm, nhắm mắt cướp trắng 6 tờ vé số trúng độc đắc của người bạn già Nguyễn Văn Cang (tức Ba Cang, SN 1942, cùng ngụ Thị trấn Tân Biên, Tân Biên, Tây Ninh).
Suốt hai năm liền khởi kiện, đến khi ngã ngũ, kẻ nhận tiền cũng buồn bã vì mất đi tình bạn, người đồng chí đồng đội, còn kẻ thua kiện phải chịu mức án 8 năm tù và ánh nhìn miệt thị của người đời. Đáng buồn, sau nửa tháng lĩnh án, ông Tuất được cho tại ngoại vì bệnh gan quá nặng, không lâu sau thì qua đời. Câu chuyện buồn về hai người bạn tâm giao đã trở thành tâm điểm dư luận suốt gần chục năm qua, để lại cho những người chứng kiến nhiều nuối tiếc.
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng ngày tháng 5/2005, khi ông Cang cùng một người bạn đi lĩnh lương hưu. Dọc đường về rẽ vào quán nhậu, ông Cang nhớ đến ông Tuất bèn điện cho người bạn già cùng vào chén chú chén anh. Trong lúc đang cà kê, cả nhóm chợt thấy một cô bé khoảng 12 tuổi chạy qua mời mua vé số. Sẵn tiền vừa lĩnh, ông Cang mua ủng hộ 10 tờ rồi nhét vào túi áo cùng với 100 nghìn đồng rồi tiếp tục uống. Khi đã ngà ngà say, ông Tuất hai lần rình móc túi của ông Cang nhằm lấy trộm tiền và vé số nhưng đều bị bạn gạt tay ra.
Chiều hôm đó, cô bé bán vé số hồ hởi chạy đến quán rượu ban sáng báo tin 10 vé ông Cang mua có 6 tờ trúng giải độc đắc. Người chủ quán đã vui vẻ sang báo tin cho người may mắn. Đến lúc này, tuy còn chút hơi men, ông Cang cũng ngờ ngợ nhớ lại mình có mua vé số. Khổ nỗi lục lại trong túi, ông giật mình khi thấy cả tiền lẫn vé số đều đã “bốc hơi”. Bóp đầu mường tượng lại chuyện lúc sáng, ông Cang bèn sang nhà ông Tuất hỏi chuyện. Để chắc ăn, ông không vội báo tin vé số trúng giải độc đắc mà chỉ hỏi dò: “Chú Tuất, hôm trước có tờ trăm ngàn với mấy vé số chú lấy giờ trả tôi”. Nghe vậy, ông Tuất cũng đùa hỏi: “Trúng độc đắc hay sao mà đòi lại?” rồi ông đi vào nhà tìm tờ số. Cùng lúc đó, nhìn thấy người bán vé số đi ngang, ông Tuất chạy ra dò số thì mới hay trúng giải đặc biệt với tổng giá trị lên đến 300 triệu đồng. Lòng tham nổi lên, ông trở mặt nhất quyết không chịu trả lại bạn 6 tờ số nữa.
“Bản thân tôi không thể ngờ được ông Tuất lại hành động như vậy. Thậm chí ngay lúc đó, ông ta còn trở mặt chửi tôi là kẻ “thấy tiền lóa mắt, thấy trúng số thì đòi cướp” và chửi mắng thậm tệ. Hôm đó, tôi đành về, hi vọng hôm sau Tuất sẽ suy nghĩ lại mà trả mấy tờ vé số”, ông Cang thở dài. Thế nhưng, chuyện diễn ra không như ông tưởng tượng. Hôm sau rồi hôm sau nữa, ông Cang cũng không thấy động tĩnh gì. Cực chẳng đã, ông đành lật đật sang nhà bạn hỏi lại thì tá hỏa khi biết ông Tuất đã mang 6 tờ vé số trúng thưởng đến Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Đồng Nai lĩnh được 275.000.000 đồng và mua 10.000 USD gửi Ngân hàng. Cầm đơn kiện đã soạn trong tay, nhưng ông Cang còn phân vân mãi trước khi gửi đến cơ quan chức năng.
Nể tình bạn bè bao nhiêu năm, đã nhiều lần, ông Cang “xuống nước” nói lời hơn thiệt với ông Tuất hãy trả lại số tiền trúng thưởng: “Nếu đã lỡ tiêu phần nào thì thôi, tôi chỉ lấy lại khoản tiền còn lại. Kiện tụng làm gì cho xấu hổ với thiên hạ”. Thế nhưng, ông Tuất không những không trả mà còn mắng chửi xối xả rồi thẳng thừng đuổi bạn ra khỏi nhà, yêu cầu con cháu đóng cửa không tiếp. Cực chẳng đã, ông Cang đành lòng nhờ pháp luật can thiệp.
Nuối tiếc một tình bạn
Hỏi về khoản tiền trúng độc đắc năm đó, ông Cang vẫn ngậm ngùi: “Trong đời tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trúng số và càng không ngờ chuyện rắc rối liên quan đến 6 tờ vé số trúng giải độc đắc. Sau vụ kiện, tôi được nhận lại toàn bộ số tiền 275 triệu ( đã trừ 25 triệu đồng tiền thuế và các chi phí khác). Khoản lãi ngân hàng của 10.000 USD ông Tuất đã gửi, tôi cũng không lấy. Tôi đã dành hết số tiền đó để xây lên căn nhà này, thay thế cho nhà mái lá lụp xụp, nắng hắt mưa dầm trước đó. Vì ban đầu tính 200 triệu đồng thôi nhưng cuối cùng, chi phí bị đội lên mất nhiều hơn cả khoản trúng số. Quả thật, số tiền đó đã giúp ích nhiều cho gia đình tôi, giúp con cháu, ông bà được sống trong căn nhà khang trang như bây giờ. Nhưng nhiều khi bất chợt nghĩ lại, tôi vẫn cảm thấy buồn lắm, già bạc đầu rồi mà còn đi kiện tụng không phải chuyện vui vẻ gì”.
Trước khi chuyện lùm xùm đáng buồn này xảy ra, ông Cang và ông Tuất vốn là đôi bạn tri giao, thân thiết từ hồi còn đi kháng chiến. Sau giải phóng, hai người cùng trở về công tác ở huyện, ông Cang thì làm chủ tịch Hội nông dân huyện Tân Biên, sau đó được tín nhiệm giữ chức Phó chủ tịch huyện, còn ông Tuất cũng làm đến Trưởng phòng Thương nghiệp huyện. Đều là cán bộ, lại từng là đồng chí, đồng đội thân tình, hai người coi nhau như anh em, thường xuyên rủ cà kê, nói chuyện giải khuây. Suốt nhiều năm, người dân thị trấn không ai không biết về tình bạn thâm giao của hai ông già hiền lành, chân chất. Sau này, vì nhiều lí do, ông Tuất xin nghỉ hưu sớm, ông Cang vẫn thường xuyên đến hỏi han gia đình, thăm hỏi bạn cũ.
“Có qua chiến tranh bom đạn, người ta mới thấu hiểu được tình đồng chí đồng đội thiêng liêng sinh tử đến thế nào. Ấy vậy mà, vì đồng tiền, ông Tuất có thể trở mặt, quên hết tình thâm giao như vậy”, ông Cang nén thở dài nuối tiếc một tình bạn đẹp.
Hơn 8 năm trôi qua kể từ khi ông Cang bỗng dưng bị vướng vào chuyện lình xình không đáng có, tiền trúng số giờ cũng chẳng còn, người thì cũng đã mất nhưng trong tâm trí ông lúc nào cũng rối như tơ vò, vừa tiếc nuối vừa day dứt. Mỗi lần gặp lại những người đồng đội cũ, trước đây từng chiến đấu, lòng ông lại nghẹn lại, xót xa cho người bạn già.
Ông kể: “Sau khi tòa tuyên án, ông Tuất bị giam dưới huyện. Nhưng chỉ được nửa tháng, ông ấy được cho về vì bệnh gan quá nặng khiến cơ thể gầy sọp, xanh xao ốm yếu lắm. Về nhà rồi, thấy con cháu cũng có phần giận dỗi, rồi làng xóm nhìn vào đâm ra càng suy nghĩ, ông ấy lao vào nhậu nhẹt, sống bê tha. Không lâu sau thì qua đời”. A.N
Vào tù vì trót “tham vàng bỏ ngãi”
8 năm trước, khi đứng trước số tiền khổng lồ 300 triệu đồng, giấc mộng đổi đời đã khiến ông Nguyễn Văn Tuất (SN 1946) dễ dàng vứt bỏ cả mối thâm tình kéo dài suốt mấy chục năm, nhắm mắt cướp trắng 6 tờ vé số trúng độc đắc của người bạn già Nguyễn Văn Cang (tức Ba Cang, SN 1942, cùng ngụ Thị trấn Tân Biên, Tân Biên, Tây Ninh).
Suốt hai năm liền khởi kiện, đến khi ngã ngũ, kẻ nhận tiền cũng buồn bã vì mất đi tình bạn, người đồng chí đồng đội, còn kẻ thua kiện phải chịu mức án 8 năm tù và ánh nhìn miệt thị của người đời. Đáng buồn, sau nửa tháng lĩnh án, ông Tuất được cho tại ngoại vì bệnh gan quá nặng, không lâu sau thì qua đời. Câu chuyện buồn về hai người bạn tâm giao đã trở thành tâm điểm dư luận suốt gần chục năm qua, để lại cho những người chứng kiến nhiều nuối tiếc.
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng ngày tháng 5/2005, khi ông Cang cùng một người bạn đi lĩnh lương hưu. Dọc đường về rẽ vào quán nhậu, ông Cang nhớ đến ông Tuất bèn điện cho người bạn già cùng vào chén chú chén anh. Trong lúc đang cà kê, cả nhóm chợt thấy một cô bé khoảng 12 tuổi chạy qua mời mua vé số. Sẵn tiền vừa lĩnh, ông Cang mua ủng hộ 10 tờ rồi nhét vào túi áo cùng với 100 nghìn đồng rồi tiếp tục uống. Khi đã ngà ngà say, ông Tuất hai lần rình móc túi của ông Cang nhằm lấy trộm tiền và vé số nhưng đều bị bạn gạt tay ra.
Nghĩ về chuyện trúng số, ông Cang buồn nhiều hơn vui
Vừa đưa chén, ông Cang vừa nói nhệu nhạo: “Bao nhiêu năm rồi mà chú vẫn chưa chừa cái thói ăn cắp vặt”. Nghe thế, ông Tuất vờ giả lả tập trung vào cuộc nhậu. Song chờ đến lúc bạn say hẳn, ông vẫn thò tay móc cả tiền lẫn 10 tờ vé số cho vào túi mình. Xong xuôi, cả ba trở về nhà như không hề có chuyện gì xảy ra.Chiều hôm đó, cô bé bán vé số hồ hởi chạy đến quán rượu ban sáng báo tin 10 vé ông Cang mua có 6 tờ trúng giải độc đắc. Người chủ quán đã vui vẻ sang báo tin cho người may mắn. Đến lúc này, tuy còn chút hơi men, ông Cang cũng ngờ ngợ nhớ lại mình có mua vé số. Khổ nỗi lục lại trong túi, ông giật mình khi thấy cả tiền lẫn vé số đều đã “bốc hơi”. Bóp đầu mường tượng lại chuyện lúc sáng, ông Cang bèn sang nhà ông Tuất hỏi chuyện. Để chắc ăn, ông không vội báo tin vé số trúng giải độc đắc mà chỉ hỏi dò: “Chú Tuất, hôm trước có tờ trăm ngàn với mấy vé số chú lấy giờ trả tôi”. Nghe vậy, ông Tuất cũng đùa hỏi: “Trúng độc đắc hay sao mà đòi lại?” rồi ông đi vào nhà tìm tờ số. Cùng lúc đó, nhìn thấy người bán vé số đi ngang, ông Tuất chạy ra dò số thì mới hay trúng giải đặc biệt với tổng giá trị lên đến 300 triệu đồng. Lòng tham nổi lên, ông trở mặt nhất quyết không chịu trả lại bạn 6 tờ số nữa.
“Bản thân tôi không thể ngờ được ông Tuất lại hành động như vậy. Thậm chí ngay lúc đó, ông ta còn trở mặt chửi tôi là kẻ “thấy tiền lóa mắt, thấy trúng số thì đòi cướp” và chửi mắng thậm tệ. Hôm đó, tôi đành về, hi vọng hôm sau Tuất sẽ suy nghĩ lại mà trả mấy tờ vé số”, ông Cang thở dài. Thế nhưng, chuyện diễn ra không như ông tưởng tượng. Hôm sau rồi hôm sau nữa, ông Cang cũng không thấy động tĩnh gì. Cực chẳng đã, ông đành lật đật sang nhà bạn hỏi lại thì tá hỏa khi biết ông Tuất đã mang 6 tờ vé số trúng thưởng đến Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Đồng Nai lĩnh được 275.000.000 đồng và mua 10.000 USD gửi Ngân hàng. Cầm đơn kiện đã soạn trong tay, nhưng ông Cang còn phân vân mãi trước khi gửi đến cơ quan chức năng.
Nể tình bạn bè bao nhiêu năm, đã nhiều lần, ông Cang “xuống nước” nói lời hơn thiệt với ông Tuất hãy trả lại số tiền trúng thưởng: “Nếu đã lỡ tiêu phần nào thì thôi, tôi chỉ lấy lại khoản tiền còn lại. Kiện tụng làm gì cho xấu hổ với thiên hạ”. Thế nhưng, ông Tuất không những không trả mà còn mắng chửi xối xả rồi thẳng thừng đuổi bạn ra khỏi nhà, yêu cầu con cháu đóng cửa không tiếp. Cực chẳng đã, ông Cang đành lòng nhờ pháp luật can thiệp.
Nuối tiếc một tình bạn
Hỏi về khoản tiền trúng độc đắc năm đó, ông Cang vẫn ngậm ngùi: “Trong đời tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trúng số và càng không ngờ chuyện rắc rối liên quan đến 6 tờ vé số trúng giải độc đắc. Sau vụ kiện, tôi được nhận lại toàn bộ số tiền 275 triệu ( đã trừ 25 triệu đồng tiền thuế và các chi phí khác). Khoản lãi ngân hàng của 10.000 USD ông Tuất đã gửi, tôi cũng không lấy. Tôi đã dành hết số tiền đó để xây lên căn nhà này, thay thế cho nhà mái lá lụp xụp, nắng hắt mưa dầm trước đó. Vì ban đầu tính 200 triệu đồng thôi nhưng cuối cùng, chi phí bị đội lên mất nhiều hơn cả khoản trúng số. Quả thật, số tiền đó đã giúp ích nhiều cho gia đình tôi, giúp con cháu, ông bà được sống trong căn nhà khang trang như bây giờ. Nhưng nhiều khi bất chợt nghĩ lại, tôi vẫn cảm thấy buồn lắm, già bạc đầu rồi mà còn đi kiện tụng không phải chuyện vui vẻ gì”.
Ngôi nhà khang trang của ông Cang được xây bằng tiền trúng số
Sau chuyện “động trời”, cả gia đình hai bên và bà con quanh Thị trấn Tân Biên được phen náo loạn. Kẻ nói ra, người nói vào bán tán không ngớt về chuyện hai ông bạn thân vì tiền tranh chấp, lôi nhau ra tòa hầu kiện. Khi mọi chuyện đã ngã ngũ, ông Tuất bị tuyên án tù khiến những người chứng kiến đều vừa thương vừa giận. Mấy đứa con khác của ông Tuất cũng giận cha ra mặt, bởi khuyên cha trả lại tiền phi pháp không được.Trước khi chuyện lùm xùm đáng buồn này xảy ra, ông Cang và ông Tuất vốn là đôi bạn tri giao, thân thiết từ hồi còn đi kháng chiến. Sau giải phóng, hai người cùng trở về công tác ở huyện, ông Cang thì làm chủ tịch Hội nông dân huyện Tân Biên, sau đó được tín nhiệm giữ chức Phó chủ tịch huyện, còn ông Tuất cũng làm đến Trưởng phòng Thương nghiệp huyện. Đều là cán bộ, lại từng là đồng chí, đồng đội thân tình, hai người coi nhau như anh em, thường xuyên rủ cà kê, nói chuyện giải khuây. Suốt nhiều năm, người dân thị trấn không ai không biết về tình bạn thâm giao của hai ông già hiền lành, chân chất. Sau này, vì nhiều lí do, ông Tuất xin nghỉ hưu sớm, ông Cang vẫn thường xuyên đến hỏi han gia đình, thăm hỏi bạn cũ.
Trả giá cho lòng tham Tại cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh, ông Tuất ban đầu một mực không thừa nhận hành vi phạm tội cho dù đã có hai người làm chứng vụ việc. Sau một thời gian dài điều tra, từ ngày khởi kiện cho đến khi án phúc thẩm diễn ra là 1 năm 6 tháng, vụ việc hi hữu này mới được giải quyết dứt điểm. Ông Nguyễn Văn Tuất bị định mức án 8 năm tù giam, đồng thời phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho ông Cang. |
Hơn 8 năm trôi qua kể từ khi ông Cang bỗng dưng bị vướng vào chuyện lình xình không đáng có, tiền trúng số giờ cũng chẳng còn, người thì cũng đã mất nhưng trong tâm trí ông lúc nào cũng rối như tơ vò, vừa tiếc nuối vừa day dứt. Mỗi lần gặp lại những người đồng đội cũ, trước đây từng chiến đấu, lòng ông lại nghẹn lại, xót xa cho người bạn già.
Ông kể: “Sau khi tòa tuyên án, ông Tuất bị giam dưới huyện. Nhưng chỉ được nửa tháng, ông ấy được cho về vì bệnh gan quá nặng khiến cơ thể gầy sọp, xanh xao ốm yếu lắm. Về nhà rồi, thấy con cháu cũng có phần giận dỗi, rồi làng xóm nhìn vào đâm ra càng suy nghĩ, ông ấy lao vào nhậu nhẹt, sống bê tha. Không lâu sau thì qua đời”. A.N
Theo An Nhàn (Đời sống & Hôn nhân)
Chủ liên quan
Bình luậnViết cảm nhận