Coi trộm cướp là… nghề
Khu vực 5 của phường Hương Sơ có 5 tổ dân phố, gồm các tổ 12, 13, 14 và 15. Người dân ở khu vực này là dân vạn đò trên sông Hương và dân bị giải tỏa ở nhiều phường của TP.Huế đến tái định cư. Ngoài là nơi điển hình của sự nghèo đói, khu vực này nhiều năm nay còn được coi là “thủ phủ” của tội phạm.
Trung tá Nguyễn Văn Thiện - Phó Trưởng Công an phường Hương Sơ cho biết: Phường Hương Sơ, đặc biệt là khu vực 5 là nơi có nhiều tội phạm nhất trong số 27 phường của TP.Huế. Công an phường đã dùng nhiều biện pháp trấn áp, giáo dục, cảm hóa nhưng tình trạng tội phạm ở đây đang là vấn đề nan giải. Trong số 11/12 vụ án hình sự mà công an phường này phá được trong năm 2013, đối tượng phạm tội chủ yếu là người sống ở khu vực 5.
Ông Thiện kể cho chúng tôi nhiều câu chuyện có thật mà ngỡ như đùa khi ông tham gia phòng chống tội phạm ở khu vực này. Đơn cử như việc khi phát hiện nhiều đối tượng từng có tiền án, tiền sự về trộm cắp tài sản đang tụ tập đánh bài, ông Thiện nhắc nhở thì những đối tượng này nói: “Đi ăn trộm cũng bị la, ở nhà cũng bị la”. Hay như chuyện nhiều đối tượng khác khi ông Thiện tiếp xúc thì hồn nhiên bảo rằng “đi ăn trộm cũng là… làm việc”.
Cái khó bó cái khôn
Được sự dẫn đường của thiếu úy Nguyễn Thanh Tùng- cảnh sát khu vực 5, chúng tôi gặp Đặng H (21 tuổi, ngụ tổ 13)- người vừa ra tù về tội trộm cắp tài sản. H cho biết, do vẫn chưa kiếm được việc làm nên sau khi ra tù thanh niên này vẫn phải ăn không ngồi rồi ở nhà. Trong ngôi nhà tái định cư cấp 4 chật chội, ông Đặng Lại- bố H thở dài cho biết, con trai ông phạm tội là do đời sống gia đình khó khăn, không có việc làm, lại thất học nên nhận thức về pháp luật rất yếu.
Theo trung tá Nguyễn Văn Thiện, ngoài tình trạng tội phạm nhức nhối, thời gian gần đây công an phường còn phát hiện nhiều người dân khu vực 5 nghiện ma túy.
Trường hợp của H cũng là thực trạng chung của rất nhiều người dân vướng vào vòng lao lý ở khu vực này. Các hộ dân nơi đây đều sống bằng các công việc bấp bênh như thợ nề, chạy xích lô, xe thồ, bán vé số…, đời sống rất khó khăn. Rất nhiều người dân, đặc biệt là thanh niên ở đây do không có việc làm, lại thất học, không hiểu biết về pháp luật, nên kiếm sống bằng các hành vi vi phạm pháp luật.
Ông Lê Văn Toàn - một người dân ở đây cho biết, nghề phổ biến của rất nhiều thanh niên trong khu vực là trộm cắp và cướp giật tại các chợ, các tuyến đường trên địa bàn thành phố. Hàng ngày, những thanh niên này thường đến các chợ Đông Ba, An Cự, Tây Lộc… và các tuyến phố hành nghề để kiếm tiền tiêu xài. “Nhắc đến khu vực ni là người ta nghĩ ngay đến từ “khu phố tội phạm”, vì tội phạm quá nhiều. Cũng tại sự nghèo đói, thất nghiệp, thất học mà ra cả”- ông Toàn xót xa.
Khu vực 5 của phường Hương Sơ có 5 tổ dân phố, gồm các tổ 12, 13, 14 và 15. Người dân ở khu vực này là dân vạn đò trên sông Hương và dân bị giải tỏa ở nhiều phường của TP.Huế đến tái định cư. Ngoài là nơi điển hình của sự nghèo đói, khu vực này nhiều năm nay còn được coi là “thủ phủ” của tội phạm.
Thiếu úy Nguyễn Thanh Tùng thăm hỏi và nhắc nhở đối với Đặng H- người vừa ra tù về tội trộm cắp tài sản.
Theo Công an phường Hương Sơ, khu vực 5 có 514 hộ dân nhưng có đến 127 đối tượng phạm pháp hình sự, trong đó hơn 20 đối tượng đang chấp hành án tù. Hành vi phạm tội chủ yếu của những đối tượng này là cướp giật, trộm cắp, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... Các đối tượng tội phạm chủ yếu là thanh niên, trên 80% ở độ tuổi từ 18-25.Trung tá Nguyễn Văn Thiện - Phó Trưởng Công an phường Hương Sơ cho biết: Phường Hương Sơ, đặc biệt là khu vực 5 là nơi có nhiều tội phạm nhất trong số 27 phường của TP.Huế. Công an phường đã dùng nhiều biện pháp trấn áp, giáo dục, cảm hóa nhưng tình trạng tội phạm ở đây đang là vấn đề nan giải. Trong số 11/12 vụ án hình sự mà công an phường này phá được trong năm 2013, đối tượng phạm tội chủ yếu là người sống ở khu vực 5.
Ông Thiện kể cho chúng tôi nhiều câu chuyện có thật mà ngỡ như đùa khi ông tham gia phòng chống tội phạm ở khu vực này. Đơn cử như việc khi phát hiện nhiều đối tượng từng có tiền án, tiền sự về trộm cắp tài sản đang tụ tập đánh bài, ông Thiện nhắc nhở thì những đối tượng này nói: “Đi ăn trộm cũng bị la, ở nhà cũng bị la”. Hay như chuyện nhiều đối tượng khác khi ông Thiện tiếp xúc thì hồn nhiên bảo rằng “đi ăn trộm cũng là… làm việc”.
Cái khó bó cái khôn
Được sự dẫn đường của thiếu úy Nguyễn Thanh Tùng- cảnh sát khu vực 5, chúng tôi gặp Đặng H (21 tuổi, ngụ tổ 13)- người vừa ra tù về tội trộm cắp tài sản. H cho biết, do vẫn chưa kiếm được việc làm nên sau khi ra tù thanh niên này vẫn phải ăn không ngồi rồi ở nhà. Trong ngôi nhà tái định cư cấp 4 chật chội, ông Đặng Lại- bố H thở dài cho biết, con trai ông phạm tội là do đời sống gia đình khó khăn, không có việc làm, lại thất học nên nhận thức về pháp luật rất yếu.
Theo trung tá Nguyễn Văn Thiện, ngoài tình trạng tội phạm nhức nhối, thời gian gần đây công an phường còn phát hiện nhiều người dân khu vực 5 nghiện ma túy.
Theo trung tá Nguyễn Văn Thiện, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực 5 quá cao, chiếm đến gần 50%. Trẻ em ở đây bỏ học sớm rất nhiều, do không có điều kiện theo học hoặc do phải lao động từ sớm nên không theo kịp chương trình dẫn tới bỏ học sớm. Nghèo đói, thất học và không có việc làm là nguyên nhân đẩy nhiều người dân nơi đây vào con đường phạm pháp. |
Trường hợp của H cũng là thực trạng chung của rất nhiều người dân vướng vào vòng lao lý ở khu vực này. Các hộ dân nơi đây đều sống bằng các công việc bấp bênh như thợ nề, chạy xích lô, xe thồ, bán vé số…, đời sống rất khó khăn. Rất nhiều người dân, đặc biệt là thanh niên ở đây do không có việc làm, lại thất học, không hiểu biết về pháp luật, nên kiếm sống bằng các hành vi vi phạm pháp luật.
Ông Lê Văn Toàn - một người dân ở đây cho biết, nghề phổ biến của rất nhiều thanh niên trong khu vực là trộm cắp và cướp giật tại các chợ, các tuyến đường trên địa bàn thành phố. Hàng ngày, những thanh niên này thường đến các chợ Đông Ba, An Cự, Tây Lộc… và các tuyến phố hành nghề để kiếm tiền tiêu xài. “Nhắc đến khu vực ni là người ta nghĩ ngay đến từ “khu phố tội phạm”, vì tội phạm quá nhiều. Cũng tại sự nghèo đói, thất nghiệp, thất học mà ra cả”- ông Toàn xót xa.
Theo An Sơn (Dân Việt)
Chủ liên quan
Bình luậnViết cảm nhận