Xung quanh vụ hàng trăm người xúm lại “hôi bia” khi chiếc xe tải chở bia gặp nạn ngày 4/12, ngoài khía cạnh đạo đức và ý thức nơi công cộng, nhiều chuyên gia còn cho rằng những người chiếm đoạt bia đã có dấu hiệu phạm tội…
Sự kiện chiếc xe tải do tài xế Hồ Kim Hậu (quê Bình Định) chở bia Tiger từ TP.HCM đi TP Phan Thiết gặp tai nạn rồi bị hàng trăm người xúm lại “hôi bia” ngày 4/12 đang khiến cư dân mạng xôn xao. Ngoài khía cạnh đạo đức và ý thức nơi công cộng, về góc độ pháp lý, nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng vụ việc đã có dấu hiệu của tội phạm và cơ quan bảo vệ pháp luật nên mạnh tay xử lý.
Phải mạnh tay xử lý
TS Nguyễn Duy Hưng (Trưởng khoa Luật ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương) cho rằng thực tế nhiều vụ “hôi của” tương tự khi có người gặp nạn trên đường phố đã xảy ra nhưng đến nay không ai bị xử lý nên tình trạng này cứ tái diễn. Có thể là cơ quan bảo vệ pháp luật chưa kiên quyết làm, còn du di vì không chỉ một vài cá nhân riêng lẻ mà có cả một đám đông hè nhau “hôi của” một cách trắng trợn, công khai nên việc xác định ai chiếm đoạt, chiếm đoạt cụ thể bao nhiêu cũng như thu thập các chứng cứ buộc tội… rất khó.
Theo TS Hưng, đây là hành động thể hiện đạo đức bị xuống cấp, ý thức pháp luật của người dân nói chung ngày càng kém. Pháp luật bảo vệ tài sản của người khác. Dù tài sản này bị rơi ra đường nhưng nó không phải là vô chủ. Do vậy, việc lợi dụng việc người bị tai nạn bị ngã, choáng, ngất, thậm chí chết hoặc đơn độc không thể quản lý được tài sản để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc… có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tùy từng trường hợp cụ thể mà cần xử phạt hành chính hay xử lý hình sự.
Theo TS Tuấn, trong trường hợp hành vi “hôi của” chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm theo BLHS thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể xử phạt hành chính người vi phạm theo Nghị định số 73 ngày 12-7-2010 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội). Cụ thể, điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định 73 quy định hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
Bên cạnh đó, Nghị định 73 còn quy định về việc xử phạt hành chính một số vi phạm khác gây thiệt hại đến tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như trộm cắp, cướp giật, chiếm giữ tài sản bất hợp pháp...
Nếu khởi tố, xử tội gì?
Theo TS Hưng và TS Tuấn, trong trường hợp giá trị tài sản bị chiếm đoạt đủ định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự, các yếu tố cấu thành tội phạm khác cũng thỏa mãn thì hành vi “hôi của” trong vụ xe tải chở bia có dấu hiệu phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS).
Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) và luật sư Trương Xuân Tám (Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Luật sư Việt Nam) cũng đồng quan điểm về tội danh trên trong vụ xe tải chở bia.
Thẩm phán Hùng phân tích: Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác trong hoàn cảnh vì lý do nào đó người chủ tài sản không đủ năng lực, không có có điều kiện ngăn cản. Trong vụ này sau khi bị lật xe, tài xế xe tải không bị thương nhưng vì lý do khách quan là đường đông, xe cộ qua lại tấp nập. Lợi dụng thời khắc đó, đám đông ùa lại tranh giành, lấy bia thì rõ ràng tài xế không có cách nào ngăn cản nổi.
Theo Thẩm phán Hùng, dù có khó khăn trong việc xác định đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự cũng như thu thập chứng cứ buộc tội cụ thể nhưng đã đến lúc cơ quan tố tụng phải quyết tâm xử lý hình sự để làm gương. Trong trường hợp giá trị tài sản bị một cá nhân chiếm đoạt chưa đủ mức định lượng 2 triệu đồng, cơ quan tố tụng vẫn có thể vận dụng quy định “gây hậu quả nghiêm trọng” để khởi tố. Hậu quả nghiêm trọng ở đây không đơn thuần là thiệt hại về tiền mà ảnh hưởng lớn đến xã hội. “Hành vi này tạo ra một xã hội không an toàn, không nhân văn, nếu cứ ra đường và sơ sẩy một chút là bị người dân tranh giành, xâu xé tiền, tài sản ngay trước mắt thì ai còn dám đi” - Thẩm phán Hùng nói.
Phải mạnh tay xử lý
TS Nguyễn Duy Hưng (Trưởng khoa Luật ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương) cho rằng thực tế nhiều vụ “hôi của” tương tự khi có người gặp nạn trên đường phố đã xảy ra nhưng đến nay không ai bị xử lý nên tình trạng này cứ tái diễn. Có thể là cơ quan bảo vệ pháp luật chưa kiên quyết làm, còn du di vì không chỉ một vài cá nhân riêng lẻ mà có cả một đám đông hè nhau “hôi của” một cách trắng trợn, công khai nên việc xác định ai chiếm đoạt, chiếm đoạt cụ thể bao nhiêu cũng như thu thập các chứng cứ buộc tội… rất khó.
Theo TS Hưng, đây là hành động thể hiện đạo đức bị xuống cấp, ý thức pháp luật của người dân nói chung ngày càng kém. Pháp luật bảo vệ tài sản của người khác. Dù tài sản này bị rơi ra đường nhưng nó không phải là vô chủ. Do vậy, việc lợi dụng việc người bị tai nạn bị ngã, choáng, ngất, thậm chí chết hoặc đơn độc không thể quản lý được tài sản để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc… có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tùy từng trường hợp cụ thể mà cần xử phạt hành chính hay xử lý hình sự.
Hiện trường vụ “hôi bia”. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
Đồng tình, TS Phan Anh Tuấn (giảng viên khoa Luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM) cũng nhận xét “hôi của” là hành vi đáng lên án, nguy hiểm và là hành vi vi phạm pháp luật, cần mạnh tay xử lý để làm gương, giáo dục, phòng ngừa những tình huống tương tự.Theo TS Tuấn, trong trường hợp hành vi “hôi của” chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm theo BLHS thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể xử phạt hành chính người vi phạm theo Nghị định số 73 ngày 12-7-2010 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội). Cụ thể, điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định 73 quy định hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
Bên cạnh đó, Nghị định 73 còn quy định về việc xử phạt hành chính một số vi phạm khác gây thiệt hại đến tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như trộm cắp, cướp giật, chiếm giữ tài sản bất hợp pháp...
Nếu khởi tố, xử tội gì?
Theo TS Hưng và TS Tuấn, trong trường hợp giá trị tài sản bị chiếm đoạt đủ định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự, các yếu tố cấu thành tội phạm khác cũng thỏa mãn thì hành vi “hôi của” trong vụ xe tải chở bia có dấu hiệu phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS).
Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) và luật sư Trương Xuân Tám (Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Luật sư Việt Nam) cũng đồng quan điểm về tội danh trên trong vụ xe tải chở bia.
Thẩm phán Hùng phân tích: Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác trong hoàn cảnh vì lý do nào đó người chủ tài sản không đủ năng lực, không có có điều kiện ngăn cản. Trong vụ này sau khi bị lật xe, tài xế xe tải không bị thương nhưng vì lý do khách quan là đường đông, xe cộ qua lại tấp nập. Lợi dụng thời khắc đó, đám đông ùa lại tranh giành, lấy bia thì rõ ràng tài xế không có cách nào ngăn cản nổi.
Theo Thẩm phán Hùng, dù có khó khăn trong việc xác định đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự cũng như thu thập chứng cứ buộc tội cụ thể nhưng đã đến lúc cơ quan tố tụng phải quyết tâm xử lý hình sự để làm gương. Trong trường hợp giá trị tài sản bị một cá nhân chiếm đoạt chưa đủ mức định lượng 2 triệu đồng, cơ quan tố tụng vẫn có thể vận dụng quy định “gây hậu quả nghiêm trọng” để khởi tố. Hậu quả nghiêm trọng ở đây không đơn thuần là thiệt hại về tiền mà ảnh hưởng lớn đến xã hội. “Hành vi này tạo ra một xã hội không an toàn, không nhân văn, nếu cứ ra đường và sơ sẩy một chút là bị người dân tranh giành, xâu xé tiền, tài sản ngay trước mắt thì ai còn dám đi” - Thẩm phán Hùng nói.
Tóm tắt vụ việc Trưa 4/12, tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp (thuộc khu phố 1, phường Bình Đa, TP Biên Hòa, Đồng Nai), tài xế Hồ Kim Hậu ôm cua vòng xoay, gặp một số xe khác chạy ngang phía trước nên phải đánh lái tránh và bị lật. Hàng trăm két bia Tiger đổ ập xuống đường. Hàng trăm người dân chạy tới, thay vì giúp đỡ xe gặp nạn thì họ xúm nhau lại “hôi bia”. Vì người “hôi bia” quá đông nên dù anh Hậu đã van xin nhưng không ai để ý mà ra sức càng xông ra giữa đường lấy tài sản. Trong lúc anh Hậu và lơ xe cố gắng thu gom số bia bị đổ, nhiều người đã lợi dụng leo lên cả thùng xe để lấy những két bia còn nguyên vẹn. Các nhân chứng cho biết có người còn đưa cả xe ba gác ra chở bia đi. Xe của anh Hậu chở khoảng 1.400 két bia lon và hơn 100 két bia chai nhưng sau vụ “hôi của” này số bia còn lại chỉ khoảng 10%. Một số vụ “hôi của” Sáng 16/10, tại giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Võ Văn Tần (TP.HCM), ông Vũ Trường Chính (44 tuổi, giám đốc chi nhánh của một tổng công ty xây dựng) bị người đi đường “hôi tiền”. Do phải đi nộp tiền vào ngân hàng nên ông Chính để 50 triệu đồng (tiền mệnh giá 500.000 đồng) trong túi quần bên phải. Khi dừng xe chờ đèn đỏ thì có hai thanh niên đi xe máy ép sát và người ngồi sau xe thọc tay vào túi quần ông rút lấy cọc tiền. Ông Chính rướn người chụp lại thì cọc tiền bị rớt xuống đất bay tung tóe mặt đường. Lúc này một số người đi đường đã xúm lại nhặt tiền rồi bỏ đi. May mắn có hai người dân nhặt được 30,5 triệu đồng trả lại cho ông Chính, còn 19,5 triệu đồng đã bị những người “hôi của” lấy. Trưa 2/7, xe tải do tài xế Phạm Viết Sơn lái chở đầy bia chai nhãn hiệu Saigon đỏ lưu thông trên quốc lộ 1A đến khu vực phường Tân Thới Nhất (quận 12, TP.HCM) thì vấp phải gờ dưới mặt đường khá cao. Do chạy nhanh không tránh kịp nên đuôi xe bật lên cao khiến cho 60 két bia ở lốc sau rơi xuống mặt đường. Trong lúc tài xế chưa kịp hoàn hồn, nhiều người từ trong lề phóng ra bất chấp hiểm nguy cố tìm lấy cho được những chai bia chưa vỡ… |
Theo Thanh Tùng (Pháp luật TPHCM)
Chủ liên quan
Bình luậnViết cảm nhận