Người xưa có câu "đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ", vì trẻ con như búp trên cành, ngây thơ, trong sáng và không biết nói dối. Những trường hợp đe nẹt, hăm dọa trẻ để che giấu các việc làm đó dù có thể ngăn được trẻ "làm lộ" ra lúc này, nhưng sẽ không thể giấu được mãi.
Do đó, chỉ cần gặng hỏi, cho quà bánh cũng như giả vờ cam kết sẽ không tiết lộ cho ai biết thì dễ dàng thuyết phục được trẻ kể lại những chuyện mà các em không muốn hoặc bị đe dọa không kể cho người khác biết.
Đánh vào gan bàn chân, nhéo nách
Gan bàn chân là nơi nhạy cảm, bị đánh bé sẽ rất đau nhưng không hề để lại dấu vết. Không ít phụ huynh điếng hồn khi thấy con đang chơi trò cô giáo lấy thước vút vùn vụt vào lòng bàn chân búp bê. Khi được hỏi kỹ thì cháu ngập ngừng, e dè cho biết bị cô đánh vì mắc lỗi, nhưng cô giáo bảo không được mách bố mẹ, nếu không cô không cho đến lớp vì đây là lỗi tại con hư.
Nếu dùng đòn roi thì những chỗ khó thấy sẽ được "ưu tiên"
Đi vệ sinh phải đúng giờ
Chuyện các bà mẹ truyền tai nhau con bị dồn ép chuyện đi vệ sinh theo giờ, hạn chế đi "tè", đi đại tiện thì "được rèn luyện" không đi ở lớp, "để dành" về nhà. Chị Hương (Hà Nội) lo lắng không hiểu sao con trai 3 tuổi cương quyết không chịu đi học, hỏi mãi con mới lý nhí: "Cô nói các bạn lêu lêu con ị đùn".
Đi vệ sinh cũng cần "có giờ"
Đổ thừa trẻ bị té, bạn đánh
Con có vết bầm, vết xước nhiều phụ huynh bức xúc hỏi cô giáo thì được trả lời: "Các con dành đồ chơi với nhau nên đánh nhau, em chạy tới nhưng không kịp" hoặc là "cháu bị té...". Bà Bùi Thị Thanh Thủy - chủ cơ sở trường mầm non Hải Âu chỉ cho nhân viên mới là muốn làm được nghề trông trẻ trước tiên phải học cách nói dối và đối phó với phụ huynh. Khi trẻ bị thương thì nói với phụ huynh là các bé tự va đập, tự té ngã chứ không phải do cô giáo đánh.
Nhốt vào nhà vệ sinh, tủ tối
Áp dụng khi trẻ ăn chậm, không ngủ trưa, hay nói chuyện trong lớp,... Trẻ nhốt vào nhà vệ sinh, tủ sẽ phải đối diện với cơn sợ hãi và những con quái vật tưởng tượng. Đó là chưa kể sẽ có một phòng trống mà bé phải ngồi lại rất lâu nếu không nghe lời.
Trẻ không nghe lời không thể không bị phạt!
Dạy bé "nói tránh"
Tiết lộ của một cô giáo mầm non nghỉ làm khi được "tiền bối" chỉ cho kinh nghiệm nếu trẻ hư mà muốn “xử lý” nó thì đánh vào bàn tay và nói: “Cô thưởng cho con một (hay bao nhiêu đó) bông hoa vào tay này”. Về bố mẹ có hỏi hôm nay có gì thì chúng chỉ bảo cô thưởng cho một bông hoa!
Nhiều bậc phụ huynh khi nghe con nói vậy sẽ không để ý, còn tâm lý của trẻ thì cảm thấy chuyện đó trở nên bình thường khi ba mẹ chúng không tỏ ra quan tâm.
Tránh camera
Nhiều phụ huynh an tâm khi gửi con vào trường mầm non có camera nhưng ít ai biết rằng camera cũng không thể bao quát hết trường. Nếu các cô muốn phạt trẻ, chỉ cần kéo trẻ ra khỏi khu vực camera. Đó là chưa kể những gì cô giáo nói với bé thì không thể ghi lại được.
Lan Anh (Theo Báo Đất Việt)
Chủ liên quan
Bình luậnViết cảm nhận