Cư dân mạng đưa ra một giả thiết khác là bác sĩ Tường chặt xác chị Huyền rồi cho vào túi ni lông phi tang trong nhà rác của Bệnh viện E.
Trước nghi ngờ của cộng đồng mạng cho rằng bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã chặt xác chị Huyền cho vào túi ni lông phi tang trong nhà rác bệnh viện E (87 Trần Cung, Hà Nội), PV đã đến nơi đây để tìm hiểu.
Tròn một tháng trôi qua, dư luận xã hội vẫn chưa hết bức xúc và nóng ran với những thông tin liên quan đến vụ thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác nạn nhân xuống sông Hồng. Theo lời khai của bác sĩ Tường cũng như bảo vệ của anh ta thì chị Huyền đã bị đẩy xuống sông, nhưng 1 tháng qua, bằng mọi nỗ lực tìm kiếm người nhà nạn nhân vẫn không tìm được thi thể.
Có nhiều vấn đề khiến cư dân mạng nghi ngờ đưa ra một giả thiết khác là bác sĩ Tường chặt xác chị Huyền rồi cho vào túi ni lông phi tang trong nhà rác của Bệnh viện E. PV đã vào nhà rác của Bệnh viện E để tìm hiểu có khả năng như bạn đọc giả định không.
Nhà rác Bệnh viện E gần cổng phụ của Bệnh viện, sau nhà tang lễ nên việc đi vào nhà rác bệnh viện không khó. Bác Nguyễn Thị Bơn nhân viên dọn vệ sinh của Bệnh viện cho rằng "không có chuyện phi tang xác nạn nhân Huyền ở đây".
Tròn một tháng trôi qua, dư luận xã hội vẫn chưa hết bức xúc và nóng ran với những thông tin liên quan đến vụ thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác nạn nhân xuống sông Hồng. Theo lời khai của bác sĩ Tường cũng như bảo vệ của anh ta thì chị Huyền đã bị đẩy xuống sông, nhưng 1 tháng qua, bằng mọi nỗ lực tìm kiếm người nhà nạn nhân vẫn không tìm được thi thể.
Có nhiều vấn đề khiến cư dân mạng nghi ngờ đưa ra một giả thiết khác là bác sĩ Tường chặt xác chị Huyền rồi cho vào túi ni lông phi tang trong nhà rác của Bệnh viện E. PV đã vào nhà rác của Bệnh viện E để tìm hiểu có khả năng như bạn đọc giả định không.
Nhà rác Bệnh viện E gần cổng phụ của Bệnh viện, sau nhà tang lễ nên việc đi vào nhà rác bệnh viện không khó. Bác Nguyễn Thị Bơn nhân viên dọn vệ sinh của Bệnh viện cho rằng "không có chuyện phi tang xác nạn nhân Huyền ở đây".
Rác thải sinh hoạt.
Giải thích về khẳng định của mình, bác Bơn cho biết: Rác thải sinh hoạt của cả bệnh viện tập kết vào nhà rác sinh hoạt và đến tối sẽ có xe của công ty môi trường đô thị vào chở rác đi. Rác được đưa vào khu vực tập kết sau đó lọc riêng ra. Thường thì, các nhân viên dọn về sinh sẽ bốc xếp rác vào các xe chuyên dụng để đẩy rác ra xe cho dễ nên khi họ tập kết nếu có gì lạ họ biết ngay. Nhất là bao nhiêu chai lọ nước, đồ nhựa, đồ hộp mà bán đồng nát được thì những người dọn về sinh cũng tháo túi ra lấy để bán.
Quy định của bệnh viện là rác thải sinh hoạt sẽ bỏ vào túi nilon màu xanh, còn rác thải y tế thì cho vào túi nilon màu vàng. Không có màu lạ nên không khó để nhân viên đẩy rác ra xe không biết có túi lạ. Hơn nữa, bảo vệ của bệnh viện sẽ chẳng để ai mang rác từ ngoài vào nhà rác.
Rác thải y tế.
Còn tại phòng để rác thải y tế, nhân viên dọn vệ sinh cũng cho biết toàn bộ phòng tập kết rác thải y tế chỉ mở cửa vào ban ngày. Giờ mở cửa quy định rất rõ nên không có chuyện ban đêm ai mở cửa vào giấu đồ gì. Hơn nữa, quy định toàn bộ rác thải y tế như kim tiêm, vỏ thuốc, bệnh phẩm thải đều đựng trong túi màu vàng. Đợt này bệnh viện không quá tải nên lượng rác không quá lớn để nhân viên đưa rác lên xe không nhận thấy sự bất thường của những thùng rác đó.
Trao đổi với PV, PGS, TS Nguyễn Hữu Nghị, Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, không có chuyện bác sĩ Tường, bị can trong vụ việc của Thẩm mỹ viện Cát Tường, có thể phi tang nạn nhân Huyền trong nhà rác của Bệnh viện, quy định về rác thải y tế được làm rất chặt.
BS Nguyễn Mạnh Tường không giết người và không có hành vi man rợ?
Nhiều ý kiến cho rằng không có căn cứ truy cứu trách nhiệm BS Tường về tội giết người và hành vi của bác sĩ này không man rợ.
Nhiều ý kiến cho rằng không có căn cứ truy cứu trách nhiệm BS Tường về tội giết người và hành vi của bác sĩ này không man rợ.
Thẩm mỹ viện Cát Tường nơi xảy ra vụ án
Ngày 18/11, Trường ĐH Luật Hà Nội tổ chức "Tọa đàm khoa học những vấn đề pháp lý đặt ra về việc Thẩm mỹ viện Cát tường". Trung tâm tư vấn pháp luật Trường ĐH Luật Hà Nội đã mời nhiều chuyên gia tham dự buổi tọa đàm.
Các tình tiết phát sinh từ thực tiễn
Theo tiến sĩ Phan Chí Hiếu, Hiệu trưởng trường Đại học luật Hà Nội chia sẻ: Việc bác sĩ Cát Tường có hành vi ném xác nạn nhân xuống sông, về mặt đạo đức là không thể chấp nhận được. Đây là một hiện tượng có một không hai trong giới y học khiến dư luận hết sức bất bình trong thời gian qua. Xét ở một góc độ khác, tôi lấy làm đau xót và tiếc cho bác sĩ Tường, một người được đào tạo bài bản về y khoa, chỉ còn mấy tháng nữa là bảo vệ luận án tiến sĩ y khoa nhưng chỉ trong một phút thiếu suy nghĩ đã có hành vi không chỉ gây chấn động trong giới y khoa mà khiến toàn thể xã hội đều lên án.
Nạn nhân đã chết còn bác sĩ Tường đang phải đối mặt với các vấn đề pháp lý. Tuy nhiên, xét về mặt luật pháp mọi việc đều phải rõ ràng, dựa trên những căn cứ pháp lý, giám định y khoa, các kết luận… để định tội danh cũng như quy kết trách nhiệm đối với bác sĩ Tường.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Phó Chủ nhiệm đoàn luật sư TP.Hà Nội đưa ra những căn cứ dựa trên những chứng cứ về khoa học. Luật sư Thiệp cho hay: Tôi là luật sư thực hành, nên chỉ nói những vấn đề thực tiễn. Cái chết của chị Lê Thị Thanh Huyền sẽ do cơ quan chức năng giám định. Tuy nhiên, từ sự việc thực tiễn, những chứng cứ như hiện nay thì cơ quan điều tra truy tố bác sĩ Cát Tường về hai tội danh là đúng (Điều 242 và Điều 246 - BLHS). Phía gia đình nhà nạn nhân đòi truy cứu trách nhiệm bác sĩ Tường về tội giết người là không có căn cứ.
Nếu quy kết cô Lê Thị Thanh Huyền chưa chết hẳn, có lẽ phải trở lại gốc của vấn đề. Đó là 4 yếu tố cấu thành tội phạm, để xem với tội danh nào thì tương thích. Nếu quy kết bác sĩ Tường phạm tội giết người phải có đủ cơ sở chị Huyền chưa chết hẳn. Một người như bác sĩ Tường được đào tạo về y khoa, việc cứu giúp sự sống cho mọi người không chỉ là trách nhiệm mà còn là bản năng nghề nghiệp. Chính vì lẽ đó, tội giết người trong trường hợp này tôi cho là ngoại trừ .
"Là người từng làm việc tiếp xúc với tử thi và dựa trên những căn cứ khoa học, tôi nhận thấy, chị Huyền không còn sống với lí do: Đồng tử giãn, ngừng tim, theo khoa học đó là nạn nhân đã chết. Vì vậy không thể quy kết bác sĩ Tường phạm tội giết người", luật sư Thiệp nhấn mạnh.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai nhận định: "Dưới góc độ người nghiên cứu, giảng dạy, với những chứng cứ như hiện nay cơ quan điều tra truy tố bác sĩ Tường về 2 tội danh như đã nêu ở trên tôi cho là hợp lý. Trong trường hợp, nếu nạn nhân chưa chết mà chỉ bị chết lâm sàng mà bác sĩ Tường có hành vì vứt xác chị Huyền thì khi đó bác sĩ Tường phạm tội giết người, nếu phát hiện xác chị Huyền bị chặt ra nhiều mảnh, bác sĩ Tường phạm tội giết người và phi tang xác nạn nhân. Tuy nhiên, đây chỉ là hội thảo về khoa học nên những giả định đưa ra tại buổi toạ đàm này chỉ mang tính luận bàn".
Tiến sĩ Nguyễn Văn Điệp - Trưởng khoa Đào tạo luật sư Học viện Tư pháp cho rằng: "Xem xét quá trình thu thập chứng cứ, tôi đồng tình quan điểm với luật sự Thiệp về việc truy tố bác sĩ Tường với hai tội danh như đã nêu trên. Tuy nhiên, nếu nạn nhân chỉ bị chết lâm sàng thì khi đó bác sĩ Tường phạm tội giết người. Song song với quy kết đó, phía cơ quan chức năng cần có những chứng cứ khoa học để làm căn cứ chính xác trong việc bác sĩ Tường có phạm tội giết người hay không".
Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng: "Trong các vụ án giết người, hầu như người ta tìm thấy xác nạn nhân trước, rồi mới truy lùng hung thủ. Ở trường hợp này lại khác, bác sĩ Tường đã nhận tội, do đó việc cần phải tìm thấy xác nạn nhân và giám định pháp y để tìm hiểu nguyên nhân về cái chết của chi Huyền là một điều cần thiết.
Với vai trò là luật sư, nếu các cơ quan chức năng không tìm thấy xác chị Huyền về nguyên tắc suy đoán vô tội phải đặt ra trong vụ án này. Vì lời khai của bị can, bị cáo, nạn nhân chỉ được coi là nguồn chứng cứ, nó chỉ là chứng cứ khi phù hợp với thực tế khách quan và liên quan tới vụ án, (do cơ quan chức năng giám định - PV).
Hiện tại chưa ai có căn cứ về việc bác sĩ Tường tác động dẫn tới việc làm cô Huyền chết. Cần phải thu thập cả chứng cứ gỡ tội và chứng cứ buộc tội.
Nếu quy kết bác sĩ Tường giết người thì buộc khoa học phải vào cuộc để chứng minh bác sĩ Tường có giết người hay không và phải nhìn ở nhiều góc độ khoa học. Theo quan điểm của tôi, nên truy tố bác sĩ Tường về tội vô ý làm chết người và vi phạm quy tắc hành chính về khám chữa bệnh. Mặt khác, có sự mâu thuẫn giữa lời khai của của bác sĩ Tường và Khánh nhân viên bảo vệ. Như vậy rõ ràng không thể lấy lời khai duy nhất của bác sĩ Tường làm căn cứ".
Tình tiết tăng nặng do sức ép dư luận
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Khoa pháp luật hình sự lại có quan điểm trái chiều: "Không cần phải chờ tìm thấy xác chị Huyền bởi căn cứ vào lời khai của bác sĩ Tường và nhiều nhân chứng khác - những nhân viên của thẩm mỹ viện Cát Tường cùng chứng kiến sự việc đó - cũng như cuộc điện thoại của nhân viên gọi cho bác sĩ Tưòng về việc cấp cứu, giải quyết khi chị Huyền có tiến triển xấu (giãn đồng tử, ngừng tim, mặt tái, không đo được huyết áp..). Đó là những căn cứ pháp lý để kết luận trọng vụ án này. Tuy nhiên tôi muốn nói tới kinh doanh, vì trong kinh doanh dịch vụ thì dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là dịch vụ có điều kiện. Trong trường hợp này, chị Huyền không tới khám chữa bệnh mà đến làm dịch vụ.
Xử lý tình tiết tăng nặng trong vụ án này tôi cho là do sức ép của dư luận. Vì vậy tôi đồng ý với việc truy tố bác sĩ Tường theo Điều 242 BLHS là đúng còn Điều 246 là gượng ép. Mặt khác, tình tiết ‘man rợ’ được đặt ra trong vụ án này tôi cho là hoàn toàn không đúng. Hành vi ‘man rợ’ được hiểu là gây ra cho nạn nhân đau đớn, quyết tâm phạm tội đến cùng".
Đời sống Pháp Luật
Chủ liên quan
Bình luậnViết cảm nhận