Nhiều người ăn xin dùng "khổ nhục kế" hoặc "khủng bố tâm lý" để xin bằng được tiền.
Ngày nay, ăn xin cũng là một nghề và họ cũng có những kỹ năng, kỹ xảo riêng nhằm xin được nhiều tiền nhất. Và, rất nhiều kỹ xảo trong số đó khiến người khác cảm thấy kỳ quặc, lạnh sống lưng, không cho không được.
Quỳ lạy
Nếu bạn đang ăn, đột nhiên có một em bé khoảng tầm 8 đến 10 tuổi đến trước mặt rồi quỳ lạy, chìa nón ra, bạn sẽ làm gì? Trong rất nhiều trường hợp, người ta sẽ rút tiền ra cho bởi thấy tội nghiệp hoặc không muốn có người quỳ lạy mình, tổn thọ. Chỉ khi người ta đã quá quen với cảnh đó hoặc không có tờ tiền nào thì người ta mới không cho.
Đây là “khổ nhục kế” mà nhiều trùm ăn xin bắt các bé trai nhỏ tuổi dùng để xin tiền của người khác. Có thể nói, hầu hết bé trai ở lứa tuổi này vẫn chưa ý thức được việc của mình làm và tác động của hành động đó lên người khác như thế nào. Nghe theo lời ông trùm và kiếm được tiền là ổn. Thế nên, các bé mới hồn nhiên làm mà không cảm thấy nhục nhã hay bị tổn thương gì.
Chỉ những người lớn “được” quỳ lạy mới cảm giác khó chịu, chỉ muốn nói với em bé là không nên làm thế. Thậm chí, có nhiều cô gái trẻ hay ăn uống chung quanh khu Bàu Cát, Tân Bình, vừa thấy em bé đi tới đã nói trước: “Để chị cho, em đừng quỳ lạy nữa”.
Đứng lỳ không chịu đi
Các cao thủ ăn xin thường đi vào các quán ăn, nhè lúc người ta đang ăn hoặc đang nói chuyện mới tới xin tiền. Sau khi xin xong, nếu khổ chủ cho thì thôi, không cho họ cứ đứng lì ở đó.
Bạn cứ tưởng tượng, mình đang ăn uống hoặc nói chuyện cao hứng, mà một người lạ cứ đứng lù lù bên cạnh, tay thì cứ xòe ra ở trước mặt. Những lúc đó, chỉ những ai có "thần kinh thép" hoặc quá quen chiêu trò này mới có thể thản nhiên tiếp tục ăn uống hoặc nói chuyện mà không móc tiền ra để "người không mời" đó đi chỗ khác.
Trường phái đầu tiên là “khủng bố tinh thần” bằng sự im lặng, ánh mắt dữ dội; còn trường phái thì hai là bằng âm thanh. Nếu “khách hàng” không chịu thần phục, một mớ âm thanh như kiểu tụng kinh sẽ nhanh chóng được rời khỏi miệng các cao thủ: “Chú làm ơn làm phúc cho tui vài ngàn. Thân già, tay chân tàn tật/ốm yếu/neo đơn không thể làm động. Chú làm ơn làm phúc,...”
Khều, chọc người cho tiền
Một cách xin ăn khác độc đáo không kém chính là khều, chọc người cho tiền. Hôm nọ, Mai, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đang ngồi ăn cơm ở trong một quá cơm ở làng Đại học. Đang ăn, bỗng cô thấy có ai đó đụng nhẹ vô người mình, ngay lập tức, Mai quay lại song chẳng thấy ai.
Nghĩ có thể ai đi qua vô tình đụng trúng, Mai quay lại ăn cơm tiếp. Nhưng, sau khi ăn thêm 3 muỗng cơm nữa, cô lại thấy hình như lại có ai đó đang khều phía sau lưng mình, theo phản xạ, Mai lại quay lui. Lần này, một bé gái với khuôn mặt lấm lem hiện ra: “Cô, cho con xin mấy ngàn ăn cơm, con đói quá”. Vừa bực mình, vừa buồn cười với kiểu xin ăn độc đáo của em bé, thêm nữa Mai cũng không muốn bị làm phiền trong lúc ăn, đành móc túi ra cho em 5 ngàn.
Vừa ăn xin, vừa thề chửi
Những ai từng nhiều lần đợi đèn đỏ ở Mũi Tàu, đường Cộng Hòa, hướng về Q 12, đều hết sức ấn tượng với một ông lão ăn xin hành nghề ngay đèn xanh đèn đỏ. Cứ mỗi khi đèn đỏ, ông lão lại cầm cái mũ xông ra, đến bên cạnh hoặc trước mặt mỗi người để xin tiền.
Ai đó cho thì thôi, nếu không hoặc ngó lơ, sẽ bị ông lão chửi té tát, kiểu như: “Chúng bay thật keo kiệt, nghĩ mình là ai. Không biết hồi xưa tao đã anh hùng, khổ cực như thế nào. Chúng mày là một lũ mất dạy”. Mặc dù, ông ta không chửi đích danh, nhưng rất nhiều người cảm thấy bị xúc phạm.
Không hiếm người vì không muốn nghe những lời cay nghiệt từ miệng ông ta, đã nhanh chóng móc tiền ra để ông ta đi tiếp tới người khác xin tiền. Thế nên, mỗi ngày ông ta xin được rất nhiều tiền và ngày càng phát huy việc chửi bới.
Quỳnh Như (Theo Báo Đất Việt)
Chủ liên quan
Bắt được thanh niên chuyên trộm đồ ...
Ngủ say đêm tân hôn, mất thùng tiền...
Các kiểu bán dâm lạ lùng đến xót xa
Bóp vào bộ phận sinh dục của du khá...
Vợ thuê giang hồ đánh chồng rồi lại...
Thiếu phụ và con gái 5 tuổi bị sát ...
Mất trộm bao tiêu, cha đánh con gái...
Thiếu nữ Ấn Độ bị cưỡng hiếp tập th...
Bình luậnViết cảm nhận